Hộp số xe nâng hàng: Cấu tạo, hư hỏng và cách khắc phục

5/5 - (2134 bình chọn)

Hộp số là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống truyền lực của xe nâng hàng. Nó giúp xe nâng di chuyển, chạy tới, lui, leo dốc, di chuyển hàng… Trải qua hàng trăm năm phát triển của ngành công nghiệp động cơ, công nghệ hộp số cũng có nhiều cải tiến vượt bậc, mà tiêu biểu là các loại hộp số tự động giúp xe dễ vận hành hơn. Trong bài này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn các kiến thức cơ bản về hộp số xe nâng.

Vai trò của hộp số xe nâng

Vai trò chính của hộp số là thay đổi các cấp số để điều chỉnh moment từ động cơ cho phù hợp với các điều kiện vận hành khác nhau. Chức năng chính của hộp số xe nâng hàng là giúp xe có thể vận hành mạnh mẽ hơn, như khả năng tăng tốc, di chuyển khi nâng hàng nặng, leo dốc…

Hộp số xe nâng hàng: Cấu tạo, hư hỏng và cách khắc phục 1
Hộp số trên xe nâng hàng

Khi xe khởi động, di chuyển hay leo dốc sẽ cần sinh năng lượng khác nhau, người vận hành sẽ chuyển số thích hợp, khi đó hộp số sẽ thay đổi momen xoắn khác nhau, giúp xe nâng hoạt động đúng theo yêu cầu.

Các loại hộp số trên xe nâng

Xe nâng sử dụng 2 loại hộp số chính là số sàn và số tự động. Mỗi loại hộp số có cấu tạo và cách hoạt động khác nhau nên vấn đề vận hành, bảo trì, bảo dưỡng cũng khác nhau.

Hộp số sàn/ số tay (Manual Tranmission)

Hộp số sàn còn gọi là số cơ hay số tay, đây là loại hộp số có tuổi đời lâu nhất. Nó có cấu tạo khá đơn giản, giá thành rẻ và độ tin cậy cao.

Hộp số sàn sử dụng bộ điều khiển bằng cơ khí, khi muốn thay đổi momen phải dùng tay để gạt cần số. Đặc điểm của hộp số sàn là khi đổi số, lực kéo sẽ tốt hơn. Thường thì các xe nâng dầu có sức nâng lớn sẽ sử dụng hộp số sàn

Hộp số xe nâng hàng: Cấu tạo, hư hỏng và cách khắc phục 2
Cấu tạo hộp số sàn xe nâng hàng

Bên trong hộp số này sử dụng ly hợp ma sát dạng đĩa để ngắt hoặc kết nối chuyển động từ động cơ xuống hộp số. Ly hợp này được điều khiển bời người lái thông qua bàn đạp ly hợp (chân côn). Bên trong hộp số là các trục sơ cấp (đầu vào từ động cơ), trục thứ cấp (đầu ra khỏi hộp số) và trục trung gian (đối với hộp số 3 trục). Trên các trục này là các bánh răng ăn khớp cố định với nhau tạo nên các tỷ số truyền ứng với từng cấp số của xe.

Khi cần chuyển số, người lái xe nâng sẽ đạp chân côn, kết hợp với thao tác trên cần số theo sơ đồ có sẵn, qua đó đưa các bánh răng gài số (thông qua các liên kết cơ khí) đến được vị trí bánh răng ứng với số truyền tương ứng.

Hộp số xe nâng hàng: Cấu tạo, hư hỏng và cách khắc phục 3
Đổi số ở xe nâng sử dụng hộp số cơ

Ưu điểm và nhược điểm của hộp số sàn

Ưu điểm:

Giúp xe nâng hoạt động được ở nhiều địa hình khác nhau, vô số, tăng tốc mạnh mẽ hơn. Đặc biệt hữu dụng đối với xe nâng phải chở hàng nặng hay phải leo dốc, chui container.

Việc bảo trì, bảo dưỡng đơn giản và tốn ít chi phí hơn

Giúp người vận hành kiểm soát xe tốt hơn trong nhiều tình huống.

Nhược điểm:

Việc điều khiển xe nâng sử dụng số sàn sẽ khó hơn so với số tự động. Đối với những người mới tập lái hay tay lái yếu sẽ cảm thấy căng thẳng khi xe di chuyển.

Khi vận hành xe nâng sử dụng số cơ, chân sẽ phải làm việc liên tục với chân côn. Nếu làm việc trong thời gian dài có thể gây mỏi chân.

Một số xe nâng sử dụng hộp số sàn

Hộp số tự động (Automatic Tranmission)

Ra đời từ năm 1940, hộp số tự động đang ngày càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình trong ngành công nghiệp xe nâng hàng. Hiện nay, đa số những mẫu xe mới bán ra và hầu hết xe nâng điện đều trang bị hộp số tự động.

Đây là hộp số có cấu tạo và nguyên lý hoạt động rất phức tạp so với hộp số cơ.

Hộp số xe nâng hàng: Cấu tạo, hư hỏng và cách khắc phục 8
Cấu tạo hộp số tự động của xe nâng

Hộp số tự động sử dụng bộ biến mô thủy lực để ngắt và truyền chuyển động quay từ động cơ đến hộp số. Bên trong hộp số là hệ thống các bánh răng phức tạp kết hợp với nhau để tạo nên các cấp số cho xe. Điều đặc biệt là toàn bộ quá trình lựa chọn tỷ số truyền thích hợp và sang số đều được tính toán và điều khiển tự động bởi máy dựa theo điều kiện vận hành của xe.

Ưu và nhược điểm của hộp số tự động trên xe nâng

Ưu điểm

Xe nâng sử dụng hộp số tự động rất dễ điều khiển, chỉ cần bật công tắc di chuyển tới hoặc lui rồi đạp ga là được. Rất dễ dàng và thoải mái dành cho người mới tập lái hoặc không có kinh nghiệm sử dụng xe nâng số sàn.

Nhược điểm

Do có cấu tạo phức tạp nên việc sửa chữa, bảo trì phức tạp hơn so với hộp số cơ.

Một số xe nâng sử dụng hộp số tự động

Các loại nhớt cho hộp số xe nâng

Xe nâng thường có 2 loại hộp số là số tự động và số cơ. Ứng với mỗi hộp số sẽ phải dùng loại nhớt khác nhau, không được dùng chung.

Xe nâng số cơ/số sàn thường dùng nhớt 90

Xe nâng số tự động dùng nhớt 10

Quý khách hàng có thể mua dầu nhớt cho xe nâng tại các điểm chuyên bán dầu nhớt hoặc các cây xăng trên toàn quốc

 

Nhớt 90 dành cho hộp số xe nâng số cơ
Nhớt 90 dành cho hộp số xe nâng số cơ

Các sự cố có thể xảy ra với hộp số

Khi vận hành xe nâng, nhiều khi bạn sẽ gặp trường hợp hộp số bị hư hoặc trực trặc.

Trường hợp thứ 1 là trong quá trìnhlàm việc, người vận hành không chú ý đã để các loại bao bì nylon, dây nhợ , rác rưởi quấn vào trục bánh xe trước. Khi xe chạy trục quay sẽ kéo các loại dây, bao bì này vào trong hộp số phá vỡ seal , phốt gây chảy nhớt và kẹt hộp số .

Hộp số xe nâng hàng: Cấu tạo, hư hỏng và cách khắc phục 14
Các loại rác dính vào gây hỏng hộp số

Trường hợp thứ 2 là tài xế dùng xe nâng để nâng hàng lên container, sau đó dùng xe nâng để đẩy các kiện hàng vào trong. Việc đẩy quá nhiều hàng có thể làm quá tải, gây cháy bố hộp số . Trong trường hợp cần chất hàng vào container thì nên dùng cầu để nâng hàng và xếp vào trong.

Hộp số xe nâng hàng: Cấu tạo, hư hỏng và cách khắc phục 15
Xe nâng hàng lên container bằng cầu dẫn

Trường hợp thứ 3 và nghiêm trọng nhất là khi xe đang trên đà chạy tới , tài xế không cho xe dừng hẳn mà đột ngột gạt cần số về số lui . Trường hợp này sẽ gây vỡ hộp số và mòn các lá bố. Lưu ý trong quá trình sử dụng, các tài xế nếu muốn tiến hoặc lùi thì phải cho xe dừng hẳn lại, gạt cần số về không rồi chuyển số tiến hoặc lùi theo ý muốn. Nếu chuyển số đột ngột khi xe đang chạy sẽ gây vỡ hộp số và mòn các lá bố.

Ngoài các trường hợp trên, khi hộp số bị hư thì bạn nên gọi ngay cho công ty chuyên sửa chữa xe nâng. Các công ty sẽ có đội ngũ chuyên nghiệp giúp chẩn đoán bệnh và sữa chữa nhanh chóng nhất.

Trên đây là những thông tin về cấu tạo hộp số xe nâng và nguyên lý hoạt động của chúng. Hy vọng rằng, những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này.

Hộp số xe nâng hàng: Cấu tạo, hư hỏng và cách khắc phục 16
Tai nạn khi vận hành xe nâng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *